Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Làn sóng đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản

Làn sóng đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản

mua nhà,bán nhà


Làn sóng đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản Từ đầu năm, tổng giá trị các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) của Nhật Bản với các công ty nước ngoài đã vượt quá 87 tỷ USD.>Nhật Bản tung gần 13 tỷ USD để kích cầu>Nhật Bản nguy cơ tăng trưởng âm trong quý IV Việc SoftBank của tỷ phú Nhật Bản Masayoshi Son chi 20,1 tỷ USD mua 70% Sprint Nextel - Tập đoàn di động lớn thứ ba tại Mỹ là thương vụ thâu tóm nước ngoài lớn nhất ở đất nước này trong 12 năm qua. Đây cũng là minh chứng rõ ràng nhất về làn sóng đầu tư ra nước ngoài của các công ty Nhật thời gian gần đây. Từ đầu năm, tổng giá trị các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) của Nhật Bản với các công ty nước ngoài đã vượt quá 87 tỷ USD. Những thương vụ tiêu biểu là Marubeni mua Gavilon Group (Mỹ) với 3,6 tỷ USD tiền mặt và 2 tỷ USD nợ, và Dentsu chi 4,54 tỷ USD mua lại công ty quảng cáo Aegis (Anh) hồi tháng 7. SoftBank - Sprint là thương vụ M&A nước ngoài lớn nhất tại Nhật trong thập kỷ qua. Ảnh: Bloomberg Theo ông Frederic Neumann - Giám đốc điều hành bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC Hong Kong, các ngân hàng Nhật Bản đã qua giai đoạn khó khăn và có sức khỏe tốt hơn nhiều so với châu Âu. Hơn nữa, chính sách lãi suất 0% của ngân hàng trung ương nước này, cộng với việc chính phủ sẵn sàng ngăn đồng yen tăng giá càng khiến các nhà băng mạnh tay cho vay thâu tóm nước ngoài. Ông Neumann cho biết: Các nhà băng này đang tìm cách mở rộng hoạt động. Họ muốn phát triển, nhưng lại không có cơ hội làm việc này trong nước. Nhất là khi đồng yen đang mạnh lên và kinh tế yếu đi. Việc này đã thôi thúc các công ty Nhật chuyển mục tiêu ra nước ngoài. Đầu thập niên 90, các công ty Nhật từng đổ rất tiền vào bất động sản Mỹ như sân golf Rockefeller Center (New York), sân golf Pebble Beach (California) và nhiều studio của Hollywood. Tuy nhiên, những tài sản đó đã mất giá trầm trọng sau sự sụp đổ của bong bóng nhà đất và chứng khoán Nhật Bản. Ngoài ra, theo thống kê của Bloomberg, từ năm 2000 - 2011, giá trị thị trường của các công ty Nhật tham gia vào 10 thương vụ M&A ngoại lớn nhất nước này đã giảm tổng cộng 330 tỷ USD. Trong 10 công ty này, chỉ hai doanh nghiệp là có giá trị tăng. Ông Stephen Givens, một luật sư về M&A tại Tokyo bình luận: "Đây là một thành tích khủng khiếp". Tuy nhiên, khi mà kinh tế trong nước đang suy giảm, nội tệ mạnh lên, dân số già hóa và các ngân hàng luôn sẵn sàng cho vay, thì các công ty Nhật hoàn toàn có thể mạnh tay chi cho M&A ngoại. Trong đó, Mỹ chính là lựa chọn hàng đầu của họ. Dù tỷ lệ thất nghiệp tại đây vẫn cao và rủi ro vách đá tài chính vẫn lơ lửng, thì Mỹ vẫn còn tốt hơn nhiều so với châu Âu hay Trung Quốc. Theo ông Ben Collett - Giám đốc bộ phận chứng khoán Nhật Bản tại Louis Capital Markets (Hong Kong) cho biết, kể cả khi không có rắc rối với Trung Quốc, thì nước này cũng không phải là mục tiêu M&A của Nhật Bản. Ông nhận định, Trung Quốc đã chạm đáy tăng trưởng trong thời gian gần đây. Dân số tại nước này cũng đang già hóa do hậu quả của chính sách một con. Vì vậy, xét về mặt nào đó, Trung Quốc cũng đang gặp phải những vấn đề như Nhật Bản. Ngoài ra, việc thuê thêm nhân công tại các khu công nghiệp ở đây ngày càng trở nên khó khăn. Tình trạng này sẽ càng trầm trọng nếu số người trẻ gia nhập lực lượng lao động nước này giảm đi trong tương lai. Trong khi đó, Mỹ lại khá cởi mở về vấn đề nhập cư và không gặp rắc rối về nguồn lao động như Nhật Bản hay Trung Quốc. Collett cho biết: Đối với các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội ở các nền kinh tế lớn, thì Mỹ chính là sự lựa chọn hàng đầu. Nguồn :http://vn.vnexpress.net/Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Mời quý khách đăng tin bán nhà , mua nhà tại mua nhà,bán nhà.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét